Trong Thanh âm Hà Nội, ca sĩ Đức Tuyên - giảng viên khoa Thanh nhạc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam - với chất giọng baritone dày và trầm ấm, tái hiện hình ảnh Hà Nội xưa qua hương cốm, hương hoa sữa và nụ cười của mỗi người. Hà Nội hiện tại đã đẹp hơn, hiện đại, văn minh, xứng danh Thành phố vì hòa bình.
“Hà Nội luôn mang vẻ đẹp rất riêng và đặc biệt. Tiếng cười nói, rao hàng, xe cộ hòa quyện vào nhau, tạo nên một bản hòa ca phố phường đầy sức sống. Tiếng rao của những gánh hàng rong vang lên khắp phố phường, đánh thức một Hà Nội đang say ngủ. Hà Nội không chỉ đẹp bởi cảnh sắc thiên nhiên, mà còn bởi cái hồn và cái tình của con người nơi đây. Đó là nụ cười hiền hòa, ánh mắt thân thiện và những câu chuyện nhỏ nhặt nhưng đầy tình cảm", nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung bày tỏ.
Như bao người con Hà Nội, anh muốn thể hiện tình yêu và tri ân với mảnh đất này. Với tấm lòng, tâm huyết cùng những suy tư, mỹ cảm của người sáng tác, Nguyễn Thành Trung hy vọng tác phẩm về Hà Nội sẽ đưa người nghe trở về những kỷ niệm, giây phút bình yên và hạnh phúc.
Tiến sĩ, nhạc sĩ Nguyễn Thành Trung sinh năm 1979, đã sáng tác nhiều tác phẩm thơ, nhạc nổi bật. Trong đó có các ca khúc được thể hiện bởi các ca sĩ như: Cha mẹ tôi già, Cha để lại cho con, Tôi thương mẹ tôi (NSƯT Hoàng Tùng); Nỗi nhớ, Nỗi nhớ 2, Kẹp tóc màu xanh, Anh không yêu mùa xuân (ca sĩ Tô Ngọc Hà)...
Ca sĩ Đức Tuyên thể hiện ca khúc "Thanh âm Hà Nội":
" alt=""/>Ký ức đẹp của Hà Nội qua những thanh âm của Nguyễn Thành TrungSau ít lần đến nhà chơi, ông Bình nhận thấy bố mẹ bà Thảo hiền hậu, thương mình. Ông có cảm tình và quyết định sẽ tiến xa hơn với bà. Ông liên tục cùng đi chơi, xem phim, uống nước với bà Thảo và nhóm bạn của bà.
Sau này, khi hiểu tình ý của nhau, cả hai tách nhóm, đi chơi riêng và hẹn hò. Tuy vậy, đôi trẻ chỉ ngồi gần nhau trò chuyện chứ chưa dám nắm tay, thể hiện tình cảm.
Trong một lần đi xem hát, ông Bình lấy hết dũng cảm mở lời xin nắm tay, rồi năn nỉ có nụ hôn đầu đời với bà Thảo. Sau nhiều lần thẹn thùng từ chối, bà Thảo im lặng, chờ đợi nụ hôn đầu trong niềm hạnh phúc.
Dẫu vậy, vì nhiều lý do, ông bà chưa vội đến với nhau. Ngoài việc thấy mình còn trẻ, chưa chín chắn, bà Thảo còn được bố mẹ yêu cầu theo gia đình xuất ngoại định cư.
Tại chương trình Tình trăm nămtập 199, bà Thảo kể: “Chúng tôi yêu nhau được 2 năm thì biết tin bố mẹ tôi quyết định xuất ngoại. Ông bà đã lo xong giấy tờ, thủ tục. Tôi thương ông ấy quá nên không muốn đi.
Tôi xin ông bà rằng: 'Chúng con lỡ thương nhau rồi. Nếu ba má thương chúng con thì cho con ở lại'. Phần vì thương ông Bình, phần vì anh chị dâu tôi cũng không muốn đi, nên cuối cùng ba mẹ quyết định không đi nước ngoài nữa”.
Sau 5 năm có đủ yêu thương, giận hờn, ông bà tổ chức đám cưới, về chung một nhà. Cưới nhau ít tháng, bà Thảo có tin vui. Bà về nhà mẹ đẻ chờ sinh, ông Bình ở lại đi làm kiếm sống.
Ngày vợ sinh con đầu lòng, ông Bình không hề hay biết. Đến lúc biết tin, ông tất tả chạy vào bệnh viện thăm. Tại bệnh viện, thấy mẹ tròn con vuông, ông như trút bỏ được nỗi lo, chạy đến ôm vợ con vào lòng.
Thương vợ mang nặng đẻ đau, khi bà Thảo sinh con thứ 2, ông Bình giành lấy công việc giặt giũ, làm việc nhà... Mỗi sáng, ông đều giặt tã, quần áo cho vợ con, dọn nhà... rồi mới đi làm.
Lặng im để giữ hạnh phúc
Cưới vợ, sinh con, ông Bình làm công nhân nuôi cả gia đình. Kinh tế khó khăn, một mình ông gồng gánh, tìm cách vượt qua cơn bĩ cực. Ông không cho vợ phải lo nghĩ chuyện cơm áo gạo tiền.
Ông tiết kiệm, thậm chí nhiều lần nhịn ăn để lo cho vợ con. Bà Thảo nhớ lại: “Một lần, ông ấy chở 3 mẹ con tôi đi ăn phở. Nhưng lúc nhân viên phục vụ bưng thức ăn ra chỉ có 3 tô phở.
Tôi và con hỏi thì ông nói đã ăn rồi. Tôi biết ông ấy cố tình nhịn ăn để tiết kiệm. Nhưng dù nói thế nào, ông cũng không chịu gọi thêm nên 3 mẹ con tôi đành ăn một mình.
Về nhà, con trai tôi kể lại rồi hỏi bà ngoại cháu là: 'Sao ba không ăn vậy ngoại?'. Mẹ tôi giải thích đó là vì ba nhường cho mẹ con cháu ăn. Bà dạy thêm: 'Sau này khi vào quán, nếu ba không ăn thì các con và mẹ cũng nhất quyết không ăn'.
Sau này, mỗi khi có dịp đi ăn ở ngoài, ông ấy không ăn, các con của tôi cũng nhất định không động đũa. Cuối cùng, ông ấy phải ăn cùng”.
Ngoài chuyện một mình gồng gánh kinh tế gia đình, trong hôn nhân, ông Bình cũng chủ động nhường nhịn vợ. Biết vợ nóng tính, mỗi khi xung đột, ông chọn cách im lặng.
Ông tâm sự: “Mỗi lần vợ chồng xích mích, bà ấy nổi nóng, lớn tiếng là tôi lại nín thinh. Tôi nín thinh như vậy không phải là sợ mà để cho qua chuyện.
Mình đi làm ở ngoài đã mệt mỏi rồi, về nhà cần bình yên. Vì vậy, tôi cứ im lặng cho mọi chuyện êm đềm, vui vẻ”.
Sự im lặng đúng lúc của ông khiến bà Thảo dần thấy mình quá đà mỗi khi vợ chồng có phút bất hòa, cãi vã. Từ đó, bà tự điều chỉnh mình để cuộc sống hôn nhân ôn hòa, đầm ấm.
Cuối chương trình, bà Thảo gửi đến chồng lá thư tay, thay cho lời cám ơn sau hơn 30 năm chung sống. Thư có đoạn: “Cám ơn chồng vì tất cả những gì chồng đã làm cho gia đình nhỏ của chúng mình. Tất cả sự hy sinh thầm lặng đó, vợ đều biết cả.
Tất cả những lo toan cơm áo gạo tiền, chồng đều gánh vác, bản thân chưa bao giờ tự thưởng cho mình một cái gì… Nếu có được một điều ước, vợ vẫn ước hai vợ chồng mình sẽ mãi mãi được nắm tay nhau”.
Lời thư tha thiết, chân thành khiến ông Bình rưng rưng xúc động. Trong khi đó, khi nghe lại những câu từ do mình viết ra, bà Thảo cũng không kìm được cảm xúc, rơi nước mắt.
Trước sự xúc động của vợ, ông Bình nói: “Anh cũng cám ơn em vì đã lo cho gia đình và hai đứa con, đã giữ gìn sức khỏe để hai chúng ta nắm tay nhau đi hết con đường đời. Anh lúc nào cũng yêu quý em và các con”.
Nhân dịp xuất hiện tại chương trình, ông Bình bất ngờ tặng vợ một món quà làm kỷ niệm. Sau cùng, ông nhẹ nhàng ôm hôn vợ để bày tỏ tình yêu thương của mình dành cho bà.